SỔ NGÂN HÀNG
- Top 1, Top 2: Đối với du học tiếng: có sổ tiết kiệm trên 10.000 đô tại ngân hàng Việt Nam (Mở trên 6 tháng) hoặc mở sổ 8-10 triệu won tại ngân hàng Hàn Quốc dạng đóng băng tài khoản như Top 3. Đối với xin visa đi các diện cao đẳng, đại học, thạc sĩ,… thì số tiền này là 18.000- 20.000 USD.Khác với Top 3, khi đi trường Top 1, 2 các sổ này không cần đóng băng tài khoản, có thể rút ra sau khi có kết quả visa.
- Top 3: Đây là các trường không có trong danh sách các trường chứng nhận hoặc có tỉ lệ du học sinh bỏ trốn cao, học sinh cần mở sổ 8-10 triệu won tại ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam (Woori Bank) theo dạng đóng băng tài khoản, được rút 1 nửa sau 6 tháng, 1 năm rút số còn lại. Có nhiều trường số tiền này sẽ được trừ vào tiền học phí khi đăng kí lên chuyên ngành của trường.
CHỨNG MINH THU NHẬP CỦA NGƯỜI BẢO LÃNH
- Bố mẹ làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước: Có hợp đồng, bảng lương, giấy xác nhận chức vụ, đang công tác tại cơ quan, sao kê nhận lương (nếu có).
- Bố mẹ kinh doanh có giấy phép kinh doanh: Nộp giấy phép kinh doanh, giấy xác nhận đóng thuế, hình ảnh liên quan đến công việc kinh doanh, sao kê giao dịch (nếu có).
- Bố mẹ làm nông hoặc buôn bán tự do mà không có giấy phép kinh doanh: Kê khai thu nhập hàng tháng chi tiết có dấu xác nhận tại địa phương (Thông thường trung tâm du học sẽ soạn giấy này, học sinh đem ra cơ quan địa phương xin xác nhận), không có đăng kí kinh doanh và đóng thuế thì phải giải trình phù hợp.
- Một số ngành nghề với quy mô kinh doanh lớn thì bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh và đóng thuế (buôn bán vật liệu xây dựng,..), một số ngành nghề kinh doanh nhỏ lẻ, lưu động, kinh doanh nhưng thuộc ngành nông, ngư nghiệp thì có thể không bắt buộc có giấy phép kinh doanh và đóng thuế nhưng phải làm giải trình.
CHỨNG MINH TÀI SẢN
- Sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy tờ chứng minh người bảo lãnh là chủ sở hữu của các tài sản có giá trị (ô tô, tàu thuyền,…). Nếu nhà chưa làm sổ đỏ phải xin xác nhận đất hoặc trích lục bản đồ đất tại địa phương.
Nguồn: internet.