Giống như Việt Nam, Hàn Quốc cũng phải trải qua những tổn thất nặng nề về người và của sau chiến tranh. Từ 1 đất nước đói nghèo, toàn dân Hàn Quốc không ngừng nỗ lực, vượt qua mọi trở ngạị, nỗ lực không ngừng để có kì tích sông Hàn và những công ty đứng đầu thế giới.
Đến du học và Hàn Quốc 10 năm, tiếp xúc với người Hàn và cách họ làm việc, tuy măt trái là những áp lực, nhưng cảm nhận được phần nào lí do họ có thể đưa đất nước phát triển với tốc độ đáng ngưỡng mộ như vậy để học theo tinh thần làm việc chăm chỉ, kỉ cương, không ngừng tìm tòi và có phần khắt khe, luôn tìm ra cách phát triển cải thiện sản phẩm cách giải quyết vấn đề sáng tạo và nhanh quyết liệt. Đó là lí do mình cảm thấy đến Hàn Quốc du học, mình đã chăm chỉ học tập hơn, suy nghĩ thấu đáo hơn và mạnh mẽ hơn.
Cùng điểm lại những cột mốc kinh tế của Hàn Quốc để hiểu hơn về đất nước mà bạn định đến học tập nhé!
Năm 1945
Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, Hàn Quốc đã chính thức trở thành một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, nền kinh tế và tình hình chính trị đất nước này đang rơi vào tình trạng khó khăn, bất ổn và nghèo đói. Nền kinh tế Hàn Quốc lúc này vẫn còn rất nhỏ, đa số là nông nghiệp và sản xuất nhỏ lẻ, chỉ có một số ít các công ty nước ngoài đang hoạt động trong nước.
Năm 1953
Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc phải đối mặt với những tình trạng khó khăn về nền kinh tế, xây dựng lại các cơ sở hạ tầng bị phá hủy và cải thiện tình trạng đói nghèo. Đất nước bị phá hủy nặng nề, trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ đạt 47,7 tỷ won (tương đương 40,7 triệu USD theo tỷ giá hiện nay) và bình quân thu nhập đầu người ở mức rất khiêm tốn: 67 USD. Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách kinh tế mới, bao gồm tăng cường các hoạt động sản xuất trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy giáo dục và đào tạo để nâng cao năng lực sản xuất.
Xuất khẩu tăng mạnh, 1962: 100 triệu USD, 1971: 1 tỷ USD, 1977 10 tỷ USD
Vào năm 1962, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố "Kế hoạch Hóa đại xã hội", đưa ra chiến lược dài hạn về phát triển kinh tế. Các chính sách kinh tế mới này tập trung vào các ngành công nghiệp, chế tạo, vận tải và tài chính. Ngoài ra, chính phủ cũng đã đầu tư nhiều vào giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ. Các nhà máy, đường cao tốc và đường sắt được xây dựng trên khắp cả nước, và những người trẻ tuổi được gửi sang Đức làm thợ mỏ và y tá. Những thanh niên ấy đã phải lao động vất vả, thắt lưng buộc bụng nơi đất khách quê người để gửi ngoại tệ về cho tổ quốc. Chính sự hy sinh đó của họ đã làm nên nền tảng cho sự phát triển kinh tế về sau.
Cơ cấu công nghiệp cũng chuyển đổi từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp chế tạo và công nghiệp nặng. Những chiếc xe ô tô do chính đôi bàn tay của người Hàn Quốc làm ra đã bắt đầu được xuất xưởng ra nước ngoài. Nhờ nguồn vốn viện trợ của nước ngoài mà nền kinh tế Hàn Quốc đã cất cánh thần tốc với tỷ lệ tăng trưởng hơn 10% một năm và tạo nên “kỳ tích sông Hàn”.
Năm 1988
Vào năm 1988, Hàn Quốc đã tổ chức thành công Thế vận hội Mùa hè tại Seoul, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho nền kinh tế và văn hóa. Từ đó, Hàn Quốc đã tiếp tục đưa ra các chính sách kinh tế mới như mở cửa thị trường, tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Năm 1997
Đại khủng hoảng tài chính châu Á. Hàn Quốc đã đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, các tập đoàn lớn sụp đổ dây chuyền, tín nhiệm quốc gia sụt giảm. Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) của Mỹ đã đánh giá Hàn Quốc là “yếu kém” về tín dụng quốc gia. Sau đó, Hàn Quốc xin cứu trợ tài chính từ IMF kèm điều kiện tái cơ cấu và sa thải hàng loạt. Sau khi nhận cứu trợ của IMF, vào năm 1998, Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hàn Quốc giảm chỉ bằng 10 năm về trước.
Những khó khăn về kinh tế đã ảnh hưởng lớn tới tinh thần, lòng tự tôn của người dân Hàn Quốc. Nhưng người dân không hề gục ngã, họ lấy khó khăn làm bàn đạp cho hy vọng, phát triển. Bắt đầu từ tháng 12 năm 1998, các đoàn thể dân sự đã phát động phong trào “Góp vàng” để giúp Chính phủ trả nợ nước ngoài. Phong trào “Góp vàng” nhanh chóng lan rộng ra toàn quốc. Nhân dân Hàn Quốc không ngại hy sinh những kỷ vật vốn được cất kỹ trong ngăn tủ như nhẫn cưới, nhẫn mừng thôi nôi của mình để đem đóng góp cho đất nước. Đã có 3,5 triệu người tham gia phong trào “Góp vàng” này. Nhiều báo chí nước ngoài đã khen ngợi và đánh giá cao ý chí và tinh thần kiên cường của nhân dân Hàn Quốc. Ông William R. Rhodes, Giám đốc điều hành Ngân hàng Citibank bày tỏ cảm tưởng. “Tôi từng đàm phán về điều kiện xử lý nợ với nhiều nước trên thế giới nhưng đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh những phụ nữ xếp hàng trước ngân hàng để tham gia phong trào “Góp vàng” giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn.”
Chính phủ đã tiến hành cơ cấu lại bộ máy hành chính với bốn lĩnh vực chủ yếu là tài chính, lao động, giáo dục và công cộng. Cả nước đoàn kết trả hết nợ cho IMF sau năm năm.
Năm 2002
Hàn Quốc đã đồng tổ chức World Cup 2002 cùng với Nhật Bản, một sự kiện quan trọng đã giúp Hàn Quốc khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế và tăng cường du lịch và giới thiệu văn hóa đến thế giới. Đó là lúc người Hàn Quốc cảm thấy tự hào: “Hồi xưa, chúng tôi thậm chí còn không đủ ăn, bởi vậy nên ai trông cũng gầy gò, ốm yếu. Nhưng ngày nay, nhìn vào thể lực, thể chất cường tráng của thanh niên Hàn Quốc thì có thể hiểu được đất nước đã phát triển như thế nào. Thời chúng tôi đừng nói đến việc sở hữu ô tô, mà chỉ được tận mắt ngắm một chiếc ô tô cũng còn khó nữa là. Còn bây giờ phương tiện giao thông tốt hơn rất nhiều, đồ ăn thức uống cũng phong phú, so với ngày xưa thì đúng là một trời một vực. Tôi thực sự cảm thấy mình đang được sống ở một quốc gia giàu có thịnh vượng, và tôi rất tự hào về điều này. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra ở Hàn Quốc, tất cả mọi người đều đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn. Người giàu hiến tặng vàng, người lao động bình thường chấp nhận lương ít đi, và tất cả đều xác định “thắt lưng buộc bụng” để hồi phục đất nước. Đó là thời kỳ mà tinh thần đoàn kết dân tộc lên rất cao. Một điều tuyệt vời là Hàn Quốc đã đăng cai tổ chức World Cup 2002 thành công. Người dân chúng tôi thấy tự hào về sức mạnh của đất nước mình. Người dân Hàn Quốc rất thân thiện, lạc quan và luôn làm việc chăm chỉ, vô điều kiện. Đó là điều đã làm nên một Hàn Quốc ngày nay.”
Năm 2007
Hàn Quốc trở thành nước phát triển theo chỉ tiêu của Liên Hợp Quốc, chứng tỏ sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước đã đạt được những tiến bộ đáng kể.
Năm 2010
Hàn Quốc trở thành nước thứ 7 trên thế giới có GDP vượt qua 1 nghìn tỷ USD, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
Năm 2020
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Hàn Quốc đã áp dụng các chính sách hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh và duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đã tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công nghệ và khuyến khích các ngành kinh tế mới như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo và y tế.
Hàn Quốc đã tiến một chặng đường dài vững chắc kể từ khi giành được độc lập vào năm 1945. Trong hơn bảy thập kỷ qua, đất nước đã đối mặt với rất nhiều khó khăn từ thiên tai đến chiến tranh, căng thẳng liên Triều, rồi cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng với tinh thần đoàn kết quyết tâm cao độ, không bao giờ lùi bước, người dân Hàn Quốc đã vượt qua tất cả những thử thách đó để kiến tạo nên một quốc gia thịnh vượng và hy vọng về tương lai bền vững. “Tôi mong rằng hệ thống giáo dục của chúng ta sẽ ngày càng được cải cách theo chiều hướng cởi mở, tự do hơn. Đầu tư vào thế hệ trẻ chính là đầu tư vào tương lai đất nước. Tôi cũng mong Hàn Quốc sẽ trở thành một quốc gia đa dạng, đa văn hóa. Tôi thì mong muốn có cuộc sống thư thái, chậm rãi hơn chút, không phải đua tranh quá gay gắt. Tôi muốn nhìn thấy người Hàn Quốc thay vì cạnh tranh lẫn nhau thì sẽ giúp đỡ, bao dung và đối đãi với nhau tử tế hơn, đưa đất nước phát triển bền vững hơn. Hàn Quốc phải trở thành một quốc gia thống nhất. Khi đó, Hàn Quốc sẽ vươn lên hàng đầu châu Á.”
Bài viết có tham khảo nội dung từ world kbs